Tiến tới – Move on

Khi chiều rộng tăng lên và phẳng ra thì chiều sâu bắt đầu xói mòn và giảm sút.

Chúng ta nhầm lẫn giữa “chiều rộng” và “chiều sâu”, giữa “chất lượng” và “số lượng”, giữa “đứng yên” và “tiến tới”.

Chúng ta lầm Hiệu quả đến từ những ý tưởng, những buổi họp trao đổi, những ý kiến góc nhìn. Không, Hiệu quả đến từ những sản phẩm làm ra, những bản vẽ thật để thúc đẩy chúng ta “tiến tới”.

Chúng ta lầm Hiểu biết là những gì chúng ta lưu trữ, ghi chép được từ sách vở, báo đài, hội thảo, doanh nhân. Không, Hiểu biết là kết tinh từ những thông tin đó. Giải quyết vấn đề với tư duy mạch lạc, diễn đạt một cách logic, viết thành văn rõ ràng, dễ hiểu để thúc đẩy chúng ta “tiến tới”.

Chúng ta lầm Kết quả đến từ những buổi hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh trên giấy, các luồng người dùng,… Không, Kết quả đến từ việc thực thi, từ những gì bắt tay vào làm: quay video, thiết kế Figma, viết Blog để thúc đẩy chúng ta “tiến tới” gần hơn với một sản phẩm thực thay vì những ý tưởng, những ghi chú.

Tiến tới là vượt qua các kế hoạch, lời tiếng, giấy tờ và xắn tay áo lên mà làm để công việc được “tiến tới”, để tạo ra một điều gì đó thực tế, thấy được, bình phẩm được.

Muốn bắt đầu làm khoá học, thì chúng tôi xắn tay áo như sau:

  1. hành động: quay một cái video Youtube giảng về một chủ đề – mô tả có khoá học
  2. kết quả: có ít view, ít bình luận
  3. hành động: tiếp tục sản xuất video
  4. kết quả: có người hỏi khoá học
  5. hành động: viết ra một cái giáo trình trên Google Sheet & tạo một cái Google Form điền thông tin
  6. kết quả: có được 1 học viên.

Cách tốt nhất để tạo động lực là “tiến tới”. Tập hợp và loại bỏ những ý tưởng phải thật sự giá trị đi. Chúng tôi làm ít hơn, bỏ qua chi tiết và đi đường tắt, bỏ wireframe, bỏ user flow, bỏ luôn phân tích thị trường trong quy trình. Tất cả thứ đó chỉ là thứ yếu. Bắt tay vẽ Homepage dựa trên đối thủ cạnh tranh là điều chúng tôi muốn thúc đẩy sự “tiến tới”.

Có thể sẽ tốn thời gian, có thể sẽ sai lầm, nhưng sai lầm tồi tệ nhất là khi chúng ta bị lặp lại, hết lần này đến lần khác. Chính bài học rút ra từ sai lầm đã giúp cho sai lầm trở nên đáng quý, bản thân sai lầm thì có gì mà đáng quý.

Có thể hơi xấu, có thể hơi khó chấp nhận vì cái tôi nhà thiết kế là phải đẹp, phải chỉnh chu, phải hấp dẫn. Nhưng nếu bạn không đi, thì bạn chả đến được cho đến khi bạn mở Figma ra vẽ và “tiến tới”.

Một cái giếng mà không sâu thì có rộng bao nhiêu cũng vô nghĩa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Các bài viết liên quan