Nền tảng User Experience: Lợi ích khi thiết kế UX

Đặt vấn đề

Có nhiều ví dụ cho những thiết kế UX tốt và thiết kế UX không tốt. Kể đến những ví dụ như: Homepage chỉ một thanh tìm kiếm của Google, trải nghiệm dây sạc lightning không cần quan tâm hướng của đầu cắm, chiếc đồng hồ Casio F91-W với những tính năng tối giản nhất, Ipod nhỏ gọn và vừa túi quần của bạn,… Tất cả những thiết kế tốt trên đều thể hiện một nguyên tắc nằm sau, đó chính là dành sự tập trung vào trải nghiệm người dùng. Và điều này sẽ thúc đẩy kết quả kinh doanh. Thiết kế UX có thể được xem như trung tâm của sự thành công, sự bền vững của doanh nghiệp trong môi trường vật lý, dịch vụ, kỹ thuật số.

Ngoại trừ những thiết kế sản phẩm hoàn toàn tốt, nổi bật trên thị trường thì việc thiết kế ra một trải nghiệm mới, tốt hơn là hoàn toàn khó khăn. Trong khi sự kỳ vọng, hài lòng của người dùng ngày càng tăng nhanh lên do các công ty lớn thúc đẩy. Sự kết hợp giữa phần cứng, phần mềm dịch vụ làm mờ ranh giới, những cản trở khả năng phục vụ người dùng. Các công ty thật sự cần đặt mối quan tâm vào thiết kế trải nghiệm người dùng. 

Vậy giá trị của thiết kế trải nghiệm đối với doanh nghiệp là gì? Làm sao để các doanh nghiệp đặt mối quan tâm nhiều hơn vào thiết kế, vào trải nghiệm? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã dành thời gian để tổng hợp, chắt lọc các nội dung tin cậy từ các tổ chức nghiên cứu lớn như McKinsey, NNGroup để đưa ra những giá trị hữu ích.

Lợi ích của thiết kế UX đối với doanh nghiệp

Thiết kế UX thể hiện hương hiệu chỉnh chu, chuyên nghiệp

Website, sản phẩm thể hiện tính cách, sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp bạn. Nếu Website, sản phẩm không được tổ chức gọn gàng thì khách hàng, người dùng chắc chắn sẽ đánh giá doanh nghiệp bạn cũng như vậy. Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không nhận thức về tầm quan trọng của hình thức dẫn đến làm Website chính của doanh nghiệp rất sơ sài, qua loa. Điều đó làm đánh mất cái nhìn tốt đẹp của khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ngoại trừ các công ty lớn uy tín về chuyên môn, kết quả kinh doanh, những gì thể hiện trên Website không thể làm lu mờ danh tiếng, chuyên môn của họ như: Berkshire Hathaway, TinhVan Group,…

Thiết kế UX sẽ hỗ trợ khách hàng rất nhiều

Sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế vật lý, dịch vụ và kỹ thuật số đang dần thúc đẩy khả năng hỗ trợ khách hàng ngày càng xuất sắc. Bạn có thể ghé một cửa hàng Amazon Go ở San Francisco để mua một ít món hàng và đi ra mà không cần thanh toán vật lý, hệ thống sẽ nhận diện ID của bạn trên Amazon và thanh toán đơn hàng tự động, ứng dụng sẽ ghi lại lịch sử mua hàng và gợi ý cho bạn vào lần tới. Các công ty nâng cao trải nghiệm người dùng vào mọi môi trường để giúp người dùng ngày càng đạt được mục tiêu một cách đơn giản và tự nhiên nhất, không gò bó và ràng buộc người dùng, khách hàng vào một khuôn khổ nào. Đối với một sản phẩm được thiết kế tốt, đảm bảo điều hướng, bố cục, màu sắc rõ ràng sẽ giúp người dùng đạt được mục tiêu một cách dễ dàng như: Liên hệ, đặt hàng, để lại thông tin,…

Thiết kế UX giúp tiết kiệm chi phí 

Doanh nghiệp hoàn toàn tiết kiệm được chi phí khi nghiêm túc đặt mối quan tâm vào trải nghiệm người dùng. Khi iPhone ra mắt vào năm 2007, vỏ kim loại bóng bẩy, độ phân giải màn hình sắc nét và giao diện người dùng dễ sử dụng đã khiến nó trở nên khác biệt so với bất kỳ điện thoại nào khác trên thị trường và tạo ra một lượng lớn người hâm mộ vì sự đột phá của iPhone. Từ sau đó đến nay (2022) iPhone không chỉ nỗ lực thiết kế thêm các tính năng, trải nghiệm mà còn nỗ lực cắt giảm chi phí xung quanh. Bao bì ngày càng nhỏ gọn hơn, không kèm tai nghe, củ sạc, Apple loại bỏ cổng tai nghe 3.5mm. Thay thế là sự ra đời AirPods, MacSafe. Kết quả đi song là giảm chi phí, tăng trải nghiệm, tăng doanh thu.

Một ví dụ quan tâm đến trải nghiệm người dùng, hiểu người dùng ngày một sẽ cần chuỗi giá trị tốt hơn là những cuốn sách vật lý được giao đúng hạn và đóng gói cẩn trọng, Amazon đã tiên phong trong việc chuyển đổi trải nghiệm đọc sách vật lý thành đọc sách trên thiết bị điện tử với màn hình e-ink như giấy sách. Sau đó là chuyển đổi hằng trăm ngày cuốn sách thành tệp điện tử có thể mua trên Amazon. Từ đó, Amazon giảm thiểu chi phí, tăng trải nghiệm, tăng doanh thu. Và tiệm cận với lối sống hiện thời chính nghe sách đọc Audible. Mọi người trải nghiệm nội dung ở bất kỳ nơi đâu với âm thanh mà không cần phải cầm trên tay một cuốn sách, hay thiết bị đọc vật lý nữa.

Thiết kế UX giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi

Nếu cam kết quan tâm đến trải nghiệm người dùng trong dài hạn thì doanh nghiệp luôn được nhiều hơn là mất. Doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để chuyển đổi những khách hàng tiềm năng thành những khách hàng trả tiền một cách hiệu quả.

Cách làm truyền thống của các chương trình tiếp thị hiện nay là dùng các nền tảng xã hội để tạo nội dung truyền tải, sau đó kéo lượng truy cập về Landing Page để đo lường, chốt sale. Một sự thật là bạn sẽ mất rất nhiều tiền chỉ để làm tăng nhu cầu, nhưng lại không bán được hàng cho khách hàng đó chỉ vì Website bạn không đủ kêu gọi hành động, không đủ hấp dẫn và không đủ uy tín để họ tin tưởng. Và khách hàng mua hàng từ đối thủ của bạn.

Bạn có thể thực hiện các bước đơn giản với trang Landing Page như thay hàng loạt đoạn văn bản chỉ bằng một việc đầu tư vào một Video uy tín, chuyên nghiệp. Điều này sẽ thu hút khách hàng ở lại trang lâu hơn. Bạn có thể dùng các kỹ thuật SEO để tăng tốc độ tải trang lên. Điều này giúp khách hàng trải nghiệm dễ dàng, nhanh chóng đến được hành động mua hàng mà không gặp nhiều cản trở. 

Tăng sự ủng hộ và truyền thông hiệu quả 

Quan tâm đến trải nghiệm người dùng không chỉ giúp doanh nghiệp cắt giảm được những chi phí xung quanh, tập trung vào giá trị cốt lõi mà còn giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội có thêm người ủng hộ, khách hàng, sự tín nhiệm. Chúng ta tạo ra những sản phẩm, dịch vụ lấy con người làm trung tâm, giúp cuộc sống họ trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn. Những người dùng có thể không là khách hàng của chúng ta, nhưng họ sẽ đưa tiếng tăm của chúng ta đến người thân của họ, cộng động sống của họ. 

“Sale is the game of numbers.”

Theo Marketing 4.0 của tác giả Philip Kotler, lòng tin hiện nay được quyết định bởi bốn nhân tố F như sau (Friends, Families, Fans, Followers). Bạn có thể hỏi một ai đó máy tính nào tầm giá hai mươi đến hai mươi lăm triệu, và họ sẽ gợi ý cho bạn chiếc Macbook M1, trong khi họ vẫn dùng chiếc máy Dell. Bạn có thể hỏi chị bạn xem nên mua xe chiếc xe máy nào, gợi ý của bạn sẽ là chiếc Future vì chị một người bạn chạy chiếc Future từ lâu nhưng đến nay vẫn rất bền. Bạn có thể hỏi mua đồ nam ở đâu tiện lợi, sẽ không ít người sẽ giới thiệu cho bạn trải nghiệm mua hàng, đổi trả hàng tại Website Coolmate. Đó là sức mạnh của việc dành sự quan tâm vào thiết kế UX.

Làm thế nào để đưa thiết kế UX vào doanh nghiệp?

Bạn có thể bắt đầu với việc tái tư duy năng lực doanh nghiệp bằng những hiểu biết cụ thể về thiết kế UX hiện nay. Tăng cường các hoạt động tìm hiểu về trải nghiệm người dùng. Việc bắt đầu một dự án nhỏ trong nội bộ là điểm khởi đầu được khuyên thực hiện. Bạn có thể bằng đầu từ Website của chính doanh nghiệp, sau đó là các sản phẩm hiện hành. 

Chuyển đổi số không chỉ là công việc của doanh nghiệp mà còn là chiến lược quốc gia trong vòng hàng chục năm. Và nó là xu hướng tất yếu. Bạn phải sửa đổi rất nhiều để có thể tồn tại được. Sửa đổi năng lực, kỹ thuật bằng việc cho nhân sự đi đào tạo các khoá học thực chiến, biết cách thưc hiện các thiết kế UX đúng đắn. Bạn có thể tham khảo Khoá học công cụ Figma thực hiện thiết kế UX tại REBO. Bằng việc đào tạo nhân sự cốt lõi, bạn hoàn toàn có thể đi đường dài

Bạn có thể bắt đầu bằng việc bắt tay vào thay đổi ngay bộ mặt trải nghiệm bằng cách lựa chọn UX Agency phù hợp. REBO Agency là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ giao diện và trải nghiệm người dùng tại Việt Nam. Chúng tôi đã có kinh nghiệm trên hàng trăm dự án để biết được điều gì là phù hợp đối với các doanh nghiệp Việt trong bối cảnh chuyển số. Bạn không cần làm nhiều. Bạn chỉ cần làm đúng mà thôi. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đưa ra cách thức thay đổi thiết kế UX tại doanh nghiệp.

Tác giả

Nguyễn Vũ Nhật Hạo

Quá trình làm sản phẩm thì phải đòi hỏi thời gian, nhưng ở quy mô nào đi chăng nữa thì nó phải luôn giữ vai trò nòng cốt cho doanh nghiệp. Vì vậy mà tôi tin rằng sớm muộn thì lĩnh vực UX sẽ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

Các bài viết liên quan