Nền tảng User Experience: UX trong các loại hình công ty

Đặt vấn đề

Với sự phát triển của công nghệ cùng các siêu ứng dụng dần trở nên phổ biến như hiện nay, trải nghiệm người dùng (User Experience, gọi tắt là UX) là một trong những keyword phổ biến. Và nhà thiết kế trải nghiệm người dùng (UX Designer) là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay. UX chưa bao giờ chỉ là vấn đề về kỹ thuật, mà đó còn là vấn đề về tư duy và môi trường để phát triển nghề nghiệp. Các bạn đã hiểu rõ và bóc tách được khái niệm UX thông qua bài viết trước. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn góc nhìn về nền tảng User Experience: UX trong các loại hình công ty phổ biến. 

Hình thái phát triển nghề nghiệp

Đầu tiên, chúng ta cần phải biết những vai trò phổ biến trong UX như: Product designer, Visual designer, UX researcher, UX writter, Motion designer, Interactive designer. 

Định hướng phát triển theo chiều rộng (Generalist)

Là việc trải nghiệm nhiều vai trò và vị trí công việc UX trong công ty hoặc dự án để học hỏi những kiến thức tổng quan. Từ việc nghiên cứu người dùng, đến việc triển khai thiết kế, kiểm định các giải thuyết, viết quy định sản phẩm hay thậm chí là đơn giản là giao tiếp với các vai trò khác như lập trình để đảm bảo thông tin dự án. Từng trải nghiệm ở từng vai trò là một phép để kiểm tra sự phù hợp về năng lực của các bạn. Cách tiếp cận này cho phép các bạn có được góc nhìn bao quát nhất, một bức tranh toàn diện về nghề UX. Đa phần sẽ phù hợp với các bạn chưa hiểu rõ về nghề, cần tìm hiểu nhiều thông tin thực tế hơn để lựa chọn hướng đi dài hạn. 

Định hướng phát triển theo chiều sâu (Specialist)

Là việc đào luyện chuyên sâu một vai trò duy nhất, khai thác tất cả các khía cạnh kiến thức của vai trò đó. Chẳng hạn như vai trò UX Reseacher có những phương pháp nào, có những quy trình nào, cụ thể từng phương pháp, quy trình cũng như là cách triển khai các phương pháp, quy trình đó, cách ứng dụng, thuận lợi và bất lợi trong việc nghiên cứu người dùng, … Cách tiếp cận này cho phép các bạn trở thành một chuyên gia trong vai trò mà các bạn nắm rõ. Đa phần sẽ phù hợp với các bạn đã tìm được sự yêu thích với vai trò đó. 

Không có một định hướng nào hoàn toàn đúng hoặc sai. Chỉ có sự phù hợp hoặc không phù hợp tuỳ vào bối cảnh của bạn. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ về định hướng mà bản thân lựa chọn để đạt được hiệu quả trong các môi trường công ty khác nhau. Đó cũng là nội dung tiếp theo của bài viết – các loại hình công ty tuyển dụng UX designer 

Ba hình thái phát triển trong nghề

Các loại hình công ty tuyển dụng UX designer 

UX chưa bao giờ chỉ là vấn đề về kỹ thuật, mà đó còn là vấn đề về tư duy và môi trường để phát triển nghề nghiệp. Và mỗi loại hình công ty khác nhau sẽ sử dụng UX designer khác nhau nhằm đáp ứng đúng với bối cảnh công việc. 

Công ty khởi nghiệp (start-up)/công ty nhỏ

Đặc điểm của các công ty này thường ít người, và trong giai đoạn đầu của việc phát triển kinh doanh nên sẽ cần các nhân sự có khả năng đa nhiệm. Chính vì thế, các bạn thường sẽ phát triển theo hướng Generalist khi làm việc cho công ty nhỏ hoặc start-up. Vì là môi trường chưa chuyên môn hoá cao nên có nhiều không gian cho các bạn sáng tạo, tác động và gây ảnh hưởng đến các kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến cho áp lực sẽ tăng cao hơn, và đòi hỏi nỗ lực thực hiện thiết kế nhiều và dày đặc hơn. 

Thường phát triển theo “Generalist”

Công ty lớn (big corporation)

Gần như ngược lại với loại hình công ty nhỏ hay start-up, các công ty lớn hiển nhiên là được cấu trúc rất rõ ràng về các vị trí công việc cũng như là các mô tả vai trò của UX designer. Chính vì vây, các bạn sẽ thường phát triển theo hướng Specialist, trở thành chuyên gia trong một phạm vi vai trò rất cụ thể với những hướng dẫn từ các cấp quản lý và tài liệu chi tiết. Tại các công ty lớn, sự phát triển nghề nghiệp trở nên rõ ràng hơn với đầy đủ các cấp độ từ Fresher, Junior, đến Senior hay Lead hoặc Manager. Tuy nhiên, khả năng đóng góp cho các thành phẩm cuối cùng sẽ hạn chế cũng như là không gian sáng tạo không nhiều. 

Thường phát triển theo hướng “Speialist”

Công ty Agency

Đây là dạng mô hình công ty có cả những đặc điểm của công ty nhỏ hoặc start-up và cả những công ty lớn. Phần lớn các Design Agency sẽ thực hiện công việc theo dự án. Các bạn có thể trải ngiệm nhiều vị trí qua nhiều dự án hoặc 1 vị trí qua nhiều dự án, đều được. Một đặc điểm thú vị của loại công ty này là sự trải nghiệm phong phú về lĩnh vực và nghành nghề thông qua các dự án mà các bạn thực hiện. Khách hàng của các Agency sẽ không cố định một lĩnh vực nhất định nào (dù có những lĩnh vực là chủ chốt, chính yếu). Chính vì vậy, bạn sẽ có nhiều cơ hội để khám phá các lĩnh vực và ứng dụng kiến thức cũng như kỹ năng của UX vào trong các lĩnh vực khác nhau. Gia tăng những kiến thức đa dạng trong nghề. 

Phát triển theo hướng đa dạng và linh hoạt

Kết luận

Chắc hẳn các bạn cũng đã hình dung được những bước đi cụ thể trong con đường UX này. Mong rằng bài viết sẽ mang đến sự hữu ích cho các bạn, dù ít dù nhiều, những giá trị đều có ý nghĩa hết. 

Các bài viết liên quan