Keep It Simple, Stupid

KISS principle

“At the end of the day, your customer don’t care whether you practice Agile, Lean, or Design Thinking. They care about great products and services that solve meaningful problems for them in effective ways”

– Trích đoạn sách “Lean vs Agile vs Design Thinking” 

Từ các khái niệm khoa học đến quản lý sản phẩm, người dùng cuối không quan tâm đến việc chúng ta tạo ra hoặc thiết kế thứ gì đó thông minh đến mức nào. Họ quan tâm đến việc có thể trải nghiệm sản phẩm và giải quyết được những vấn đề cho cuộc sống của chính họ một cách hữu ích. Một trong những nguyên tắc thiết kế quan trọng, đó là tập trung vào sự đơn giản – Keep it simple, stupid (K.I.S.S)

simple
Nguồn: Unsplash

Nguyên tắc

“Nếu bạn không thể giải thích nó, nghĩa là bạn chưa hiểu rõ về nó.”

– Albert Einstein –

Câu nói của Albert Einstein thường được biến hoá một cách gần gũi với thực tế hơn đó là “Nếu bạn không thể giải thích điều đó cho một đứa trẻ sáu tuổi, nghĩa là bạn chưa hiểu rõ về nó.” 

Chúng ta có xu hướng phức tạp hoá các vấn đề của người dùng với những giả định của mình và tạo ra những sản phẩm gần như là chẳng ai cần. Học thuyết Ramsian cho rằng một thiết kế tốt là “càng ít thiết kế càng tốt”. Rõ ràng, sản phẩm càng đơn giản thì càng có nhiều khả năng tạo ra những giải pháp hữu ích cho người dùng. 

simple product
Nguồn: Unsplash

Cụm từ “Keep it simple, stupid” được cho là do Kelly Johnson, người từng là kỹ sư trưởng tại Lockheed Skunk Works (nơi chịu trách nhiệm về máy bay do thám S-71 Blackbird cùng nhiều thành tựu đáng chú ý khác) đặt ra. Kelly giải thích ý tưởng cho người khác bằng một câu chuyện đơn giản. Anh ấy nói với các nhà thiết kế tại Lockheed rằng bất cứ thứ gì họ tạo ra phải là thứ có thể được sửa chữa bởi một người trong lĩnh vực này với một số khóa đào tạo cơ bản về cơ khí và các công cụ đơn giản. Nhà hát chiến tranh (nơi mà các sản phẩm của Lockheed được thiết kế) sẽ không cho phép nhiều hơn thế. Nếu sản phẩm của họ không đơn giản và dễ hiểu – chúng sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời trong điều kiện chiến đấu và do đó trở nên vô giá trị. 

K.I.S.S tập trung vào ý tưởng rằng nếu chúng ta không thể hiểu một sản phẩm, thì chúng ta không thể sử dụng nó đúng cách và cũng chẳng thể tạo ra bất cứ giá trị hữu ích nào đối tượng người dùng mà chúng ta hướng đến. 

Một trong những vấn đề lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải, đó là tập trung vào các giá trị đầu ra (output) hơn là các kết quả có giá trị (outcome) – nghĩa là đi tìm “Cái gì để thiết kế” cho người dùng hơn là làm rõ “Ý nghĩa/mục đích” của thiết kế đối với người dùng. Một thanh tìm kiếm để tìm bất kỳ thông tin gì trên Internet (Google). Một khung chat để trò chuyện cùng bạn bè (WhatsApp). Một quy trình đặt hàng online (Amazon). Một nút bấm để tìm tài xế (Uber) … đó là tất cả những gì đơn giản mà người dùng mong muốn hơn là những chức năng mang tính thời thượng, hiện đại.  

Kết luận

Sự đơn giản là một nguyên tắc thiết kế chính. Thứ gì đó càng dễ hiểu và dễ sử dụng – thì càng có nhiều khả năng được áp dụng và mang đến giá trị hữu ích cho người dùng. Đây là một nguyên tắc không phải dùng nhiều luận điểm để chứng minh sự hữu ích của nó đối với thiết kế. Và đôi khi cũng chính vì cốt lõi của nguyên tắc này là sự đơn giản, nên cũng chẳng phải giải thích thêm nhiều. 

Tuy nhiên, để vận dụng nguyên tắc này với doanh nghiệp lại chẳng hề đơn giản. Điều quan trọng là không làm cho mọi thứ đơn giản đến mức ảnh hưởng đến chức năng của thiết kế cuối cùng – người dùng sẽ sống với một chút phức tạp nếu nó nâng cao trải nghiệm tổng thể của họ.

Liên hệ với đội ngũ Rebo để được tư vấn về giải pháp trải nghiệm người dùng cho sản phẩm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Các bài viết liên quan