Não bộ, UX và ra quyết định

Não bộ của con người, với tất cả sự phức tạp của nó, là sản phẩm của hàng triệu năm tiến hóa. Loài người đã phát triển về thể chất cũng như tinh thần và phải thích nghi với môi trường sống để tồn tại. Không chỉ thích nghi khi với những sự thay đổi khi chúng xảy ra, con người có khả năng ghi nhớ, tổng hợp và phân tích thông tin để có thể dự đoán được những sự thay đổi. Trong nhiều thế kỷ, điều này đã giúp loài người không chỉ xác định các mối đe dọa mà còn lập chiến lược và giải quyết các vấn đề.

Sinh tồn và tiến hóa

Sự phát triển của con người gắn liền với cả năm giác quan, ta đã có thể nghe từ khi còn trong bụng mẹ. Khi bộ não nhận được thông tin từ năm giác quan, nó sẽ xử lý, lưu trữ, phân tích và xác minh kiến ​​thức hiện có và hệ thống đã học được truyền lại trong nhiều năm. Kiến thức và cảm xúc có sẵn liên quan đến thông tin tạo ra các hệ thống niềm tin sâu sắc hơn, điều này quyết định cách người dùng cảm thấy, suy nghĩ và phản ứng, ngay cả khi những phản hồi này thường không hợp lý.

Mắt vẫn là cách dễ nhất và phổ biến nhất để tiếp nhận thông tin. Trước khi thông tin và thông tin quan sát được được thiết kế kế ở những dạng cao cấp hơn mà chúng ta cần não bộ để xử lý (hình ảnh, văn bản, chữ số…), chúng tồn tại dưới những hình thức thô sơ hơn rất nhiều. Do đó, có thể nói rằng thị giác là nơi tiếp nhận thông tin đầu tiên. Đó là lý do vì sao mắt và não bộ con người có thể nhìn thấy và phân biệt được phạm vị dải màu rộng hơn so với các loài động vật khác, mặc dù không phải là ở những giới hạn cao hoặc thấp nhất.

Vậy những kiến ​​thức này giúp ích gì cho chúng ta với tư cách là nhà thiết kế?

Nhận thức việc tiếp cận và xử lý thông tin

Chính vì sự tiếp nhận thông tin sớm từ thị giác, những gì con người nhìn thấy sẽ tác động rất lớn đến cách chúng ta nhận thức về sự vật. “First sight” – cái nhìn đầu tiên luôn để lại ấn tượng và là tiền đề cho những đánh giá tiếp theo lên sự vật đó. Khi ta nhìn thấy một sự vật, hiện tượng xảy ra, não bộ sẽ ngay lập tức đưa ra những nhận định tiên quyết của nó trước khi ta thực sự có đủ thời gian để suy ngẫm và đưa ra những phân tích sâu sắc hơn. Do đó, rất dễ dàng để thấy rằng người dùng có ấn tượng tốt với những sản phẩm họ sử dụng có thiết kế bắt mắt. Chúng đem lại một cảm giác tin tưởng rằng “nó sẽ là một sản phẩm tốt”. Tuy vậy, những quyết định mang tính dài hạn sẽ được đưa ra dựa trên dữ liệu và những phân tích kỹ càng hơn.

Thông tin được phân tích dựa trên kiến thức và kinh nghiệm sẽ cho ra dữ liệu đáng giá hơn

Là nhà thiết kế, nếu chúng ta muốn tạo ra những trải nghiệm trực quan nhưng có ý nghĩa, chúng ta cần phải khai thác các cơ chế tâm lý từ não bộ của con người để dự đoán hành vi và cách người dùng ra quyết định để đưa ra quyết định cho chính mình. Ví dụ, bộ não nguyên thủy của chúng ta có khả năng phát hiện và phản ứng với các mối đe dọa tiềm ẩn và những sự rắc rối ngoài mong đợi. Khi đó, con người sẽ có xu hướng vin vào những thứ “an toàn hơn”. Do đó, việc thiết kế dựa trên những gì phổ biến sẵn có hoàn toàn là một lựa chọn hợp lý về mặt tính dùng.

Mặt khác, điều này đôi khi có thể sẽ kiềm chế sự sáng tạo. Sự đổi mới đôi khi đòi hỏi những sự táo bạo và quyết liệt nhất định. Rất nhiều những sự thay đổi trong thiết kế của những ông lớn ban đầu đã từng vấp phải nhiều chỉ trích như Facebook, Youtube… Vậy, điều này đã diễn ra như thế nào? Các sản phẩm và ứng dụng hàng đầu thường đưa ra những sự thay đổi mang tính “thử nghiệm”. Các sử thay đổi có thể sẽ chỉ xuất hiện ở một số người dùng được lựa chọn, và xem xét phản ứng của họ trước khi áp dụng chúng một cách rộng rãi. Các phép thử, testing cũng sẽ được thực hiện một cách nội bộ, hoặc với một nhóm nhỏ trước đó. Mặc dù thế, việc đưa ra những sự thay đổi đến những người dùng không có sự chuẩn bị trước sẽ đem lại những dữ liệu khách quan hơn.

Ra quyết định dựa trên dữ liệu

Các quyết định không gây ra nhiều hậu quả có thể được đưa ra dựa trên cảm xúc, đặc biệt là trong ngắn hạn. Những nhà thiết kế có thể tận dụng điều này để đưa vào những thủ thuật để đạt được mục đích của mình, miễn là chúng không để lại những hậu quả xấu trong dài hạn. Chẳng hạn, bạn có thể nhanh chóng dẫn người dùng đến trang thông tin về sản phẩm, mức giá… nhưng những hành động như ép người dùng phải thanh toán hay cài cắm những trải nghiệm gây hiểu lầm là điều cấm kị.

Các quyết định tối quan trọng của người dùng cũng chính là những thứ thường gắn liền với mục tiêu của tổ chức. Đồng thời, chúng cũng là những quyết định nhạy cảm, dễ gây tổn thương nhất cho trải nghiệm của người dùng. Vì vậy, thiết kế cho những quyết định này đòi hỏi sự cẩn trọng. Và không có cơ sở nào để ra quyết định tốt hơn là dữ liệu. Trong bối cảnh mọi doanh nghiệp đều phải thừa nhận rằng dữ liệu là quan trọng nhất. 

Dữ liệu là cơ sở đáng tin cậy nhất cho quyết định

Dữ liệu không phải là vàng, dữ liệu là dữ liệu vì chúng đắt giá hơn thế. Các thiết kế tốt có thể giúp tổ chức dễ dàng thu thập dữ liệu hơn. Chẳng hạn, phân tách luồng hành động của người dùng thành những bước nhỏ hơn cho phép thu thập dữ liệu ở từng bước, cho biết người dùng đang gặp vấn đề ở chính xác bước nào, insight của họ là gì. Ví dụ, việc tách “Giỏ hàng” và “Thanh toán” thành 2 trang riêng biệt có thể giúp xác định xem người dùng ra quyết định nhanh, chậm, hay thậm chí là rời bỏ ở bước nào, từ đó xác định xem đâu thực sự là vấn đề.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Các bài viết liên quan