Tùy biến thiết kế để nâng cao Trải nghiệm Người dùng

Ngược dòng lịch sử: Từ sản xuất hàng loạt đến Đa dạng hóa lựa chọn

Năm 1909, Henry Ford, nhà sáng lập Ford Motor từng nói: “Mọi khách hàng đều có thể có được chiếc xe sơn màu theo ý họ, miễn là nó màu đen.” Lúc đó, Ford lần đầu tiên cho ra mắt dây chuyền sản xuất hàng loạt để tối ưu chi phí trên Thế giới với loại sơn nhanh khô màu đen. Giá thành mẫu xe T Model trở nên rẻ hơn nhiều. Cùng với sự tự tin vào chất lượng sản phẩm, Henry Ford cho rằng sản phẩm của ông là lựa chọn số một, thậm chí là duy nhất cho khách hàng vào thời điểm đó. Mặc dù đó chỉ là một câu nói bông đùa và sau đó Ford cũng cho ra mắt nhiều màu xe khác nhau, song, người dùng ở thời điểm đó thực sự không có nhiều lựa chọn, và Ford nghiễm nhiên là ưu tiên hàng đầu. 

Kỹ sư đại tài Henry Ford. Người đã thay đổi nền công nghiệp ô tô nhân loại

Không lâu sau đó, đi kèm với mức sống, nhu cầu, sở thích của người dùng đối với những sản phẩm đã tăng lên và đa dạng hơn. Không có sản phẩm nào được thiết kế vẻ ngoài “one-size-fits-all”. Màu sắc, chất liệu, kiểu dáng… tất cả những gì liên quan đến thiết kế của một sản phẩm luôn cần có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Nhu cầu đó không chỉ đối với những sản phẩm vật lý, mà ngay cả lĩnh vực dịch vụ, hoặc các sản phẩm phần mềm cũng đang hướng đến khả năng “tùy chỉnh”.

Tùy biến trên các sản phẩm số

Giống như các sản phẩm vật lý, những nhà thiết kế sản phẩm số cũng cần thiết kế riêng biệt những phiên bản – hoặc ít nhất là những đối tượng ở cấp nhỏ hơn trong sản phẩm, để chúng có thể tùy biến. Điều này tất nhiên làm tăng chi phí thiết kế sản phẩm. Tuy nhiên, lợi thế là chúng có thể được thiết kế một lần và sử dụng mãi mãi mà không ảnh hưởng đến “dây chuyền sản xuất” như trong các sản phẩm vật lý. Một số yếu tố có thể được thay đổi theo sở thích của khách hàng thường thấy như:

Tùy chỉnh giao diện

Nhiều ứng dụng hiện nay cho phép người dùng thay đổi giao diện theo ý muốn. Có Màu sắc chủ đề, hình ảnh nền, màu sắc hình dạng các vật thể, kích thước chữ… sao cho phù hợp với cả nhân. 

Google Chrome có hẳn một cửa hàng cho phép người dùng lựa chọn Theme mà họ thích
Các thiết lập liên quan đến giao diện

Các ứng dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực văn phòng, phục vụ công việc thường có tính tùy biến giao diện rất cao. Với tần suất sử dụng lớn, người dùng sẽ muốn chúng được điều chỉnh “hoàn toàn theo ý muốn”, hoặc có thể thay đổi theo trạng thái khác nhau. Điều này giúp họ cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn khi làm việc. Đồng thời, nó cũng tạo cho họ cảm giác rằng họ “sỡ hữu” một không gian riêng, giúp tăng sự thỏa mãn nhờ vào Hiệu ứng tâm lý sở hữu.

Slack có rất nhiều Themes và Styles cho bạn lựa chọn

Hiệu ứng tâm lý “sở hữu” là cảm giác một thứ gì đó thuộc về mình, khái niệm sở hữu về mặt tâm lý này tách biệt ra khỏi việc thực sự sở hữu về mặt pháp lý. Ví dụ: bạn ở nhờ nhà người thân một thời gian đủ lâu, bạn sẽ dần có cảm giác như đó là ngôi nhà của bạn. 

Thay đổi bố cục theo cách dùng

Các nhà phát triển ứng dụng hiện nay đều muốn xây dựng “siêu ứng dụng”. Những siêu ứng dụng có thể thực hiện rất nhiều chức năng, giải quyết được nhiều vấn đề và nhu cầu khác nhau, có phạm vi rộng trong lĩnh vực. Một số ứng dụng cho phép người dùng thay đổi bố cục của ứng dụng. Những phím tắt có thể được thay đổi, đặt ở những vị trí phù hợp, các tính năng không cần thiết có thể tắt đi… Điều này cho phép người dùng sử dụng sản phẩm chính xác theo cách họ muốn. Hoàn thành muc tiêu nhanh nhất có thể, đó là thứ mà những nhà thiết kế sản phẩm cần hướng tới để giúp người dùng nâng cao trải nghiệm và sự thỏa mãn của họ.

Vì điện tử Momo cho phép bạn tự tổ chức lối tắt những mục mà bạn quan tâm

Ngoài ra, để tối ưu mô hình sử dụng và giúp người dùng dễ tiếp cận hơn, các ứng dụng giúp quản lý công việc như Trello, Jira, Notion hay những phần mềm quản lý tích hợp CRM như Bitrix, Zoho… luôn có sẵn những templates mẫu phù hợp với nhiều loại mô hình công ty. Người dùng cũng có thể tiếp tục điều chỉnh để các mẫu này có thể phù hợp tối đa với mô hình tổ chức và cách dùng mong muốn. Chúng giúp người dùng nhanh chóng nhận ra: “đây là một phần mềm phù hợp với chúng ta”.

Tối ưu nội dung hiển thị

TikTok đã tạo ra trào lưu video giải trí ngắn. Những nội dung được đề xuất có vẻ ngẫu nhiên này trở nên cực kỳ thu hút người dùng. Lần lượt Youtube, Facebook cũng áp dụng chúng như là một cách để giữ người dùng ở lại lâu hơn trên ứng dụng của họ. Để hiểu rõ hơn, xin mời các bạn xem qua bài viết của Rebo: TikTok đã gây nghiện người dùng ngay từ lần đầu tiên như thế nào?

Một điều dễ dàng nhận thấy rằng, những nội dung được đề xuất đã được tính toán kỹ lưỡng. Thông qua việc thu thập dữ liệu, các nhà phát triển có thể biết được sở thích của bạn, nội dung mà bạn quan tâm. Từ đó, những nội dung liên quan sẽ được xuất hiện nhiều hơn. Khi thói quen và sở thích của bạn thay đổi, những nội dung này cũng sẽ nhanh chóng thay đổi theo. Chúng giúp bạn ở lại và cảm thấy ứng dụng thực sự “dành cho bạn”. 

Mặc dù vậy, việc thu thập thông tin quá đà, đôi khi chúng liên quan đến những thông tin cá nhân nhạy cảm như vị trí, họ tên… khiến cho người dùng sẽ cảm thấy hoang mang và giảm sự tin cậy khi sử dụng ứng dụng.

Kết luận

Không chỉ nhu cầu của người dùng tăng lên, mà họ còn cực kỳ thông minh và luôn tò mò. Do đó, những nhà thiết kế rất khó để biết chính xác người dùng sẽ làm gì với sản phẩm của họ. Việc thiết kế sản phẩm một cách tuyến tính có thể tạo ra sự đơn giản, song nó cũng sẽ kéo theo sự nhàm chán. Do đó, các sản phẩm được thiết kế có thể tùy biến linh hoạt có thể giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng, 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Các bài viết liên quan