Nền tảng User Experience: Các vị trí UX Design

UX Design đang dần phát triển hơn rất nhiều trong những năm qua, đặc biệt với 3 tác động lớn từ bối cảnh thị trường như:

1/ Cách mạng máy tính cá nhân (PC)

2/ Cuộc cách mạng Internet (Website)

3/ Sự tác động mạnh mẽ từ làn sóng truyền thông

Một cấu trúc ngày càng phát triển chắc chắn sẽ bị chia cắt ra để quản để trị, ngành nghề phát triển cũng vậy, khi bạn giữ vai trò là UX Designer – UXD trong một công ty thì sẽ có có những vai trò sau:

1/ Nhà thiết kế Trực Quan/Giao diện người dùng (Visual/UserInterface Designer)

Mục tiêu: Tập trung vào câu hỏi công nghệ và sản phẩm trông sẽ như thế nào?

Họ làm gì: Họ chuyển những bản nháp thô sơ, cứng rắn trở nên uyển chuyển và chuyên nghiệp, thông qua khả năng về mỹ thuật, cách sử dụng màu sắc, phân bổ các cấp màu hợp lý, lựa chọn hình ảnh phù hợp với ngữ cảnh người dùng. 

Nhà thiết kế Giao diện (hay một cách khác là nhà thiết kế Trực quan) nay giữ một vai trò “người gác cổng” (Gatekeepers) cho một sản phẩm, họ phải đảm bảo sự hấp dẫn và thu hút cái nhìn đầu tiên từ người dùng, để họ tiếp tục dùng sản phẩm.

Mọi thứ trở nên thật hấp dẫn

2/ Nhà thiết kế Tương tác (Interaction Design)

Mục tiêu: Tập trung vào câu hỏi làm sao sản phẩm trở nên dễ dùng và mọi người đều có thể tiếp cận được?

Họ làm gì: Đảm bảo tính mạch lạc, rõ ràng về hiển thị mỗi khi người dùng tương tác với sản phẩm. Lưu ý việc tương tác này không dừng ở việc người dùng chạm, sờ vào sản phẩm, mà còn là khi người dùng nhìn vào, khi người dùng lắng nghe âm thanh từ sản phẩm.

Tất nhiên một IxD cũng quan tâm đến hình thức sản phẩm, nhưng họ vẫn chú trọng sâu hơn vào cách người dùng phản ứng với sản phẩm.

Dễ dùng và dễ tiếp cận

Lấy ví dụ bằng những câu hỏi: 

“Người dùng nhận được phản hồi nào sau khi thao tác vuốt xoá trên Gmail? – Pop-up Undo nhỏ tầm 3-4 giây là tắt

“Thời gian phản hồi hành động thoát group trên Telegram là bao lâu?” – 4 giây cho phép quay trở lại Group

“Hệ thống sẽ hiển thị gì khi người dùng thanh toán không thành công trên một ví điện tử?”

3/ Nhà thiết kế Chuyển động (Motion Design)

Mục tiêu: Tập trung vào câu hỏi việc chuyển tiếp giữa các trang, màn hình và các thành phần phải gọn gàng và mượt mà.

Họ làm gì: Kết hợp chặt chẽ với với đội UI “làm màu”, đội IxD “tương tác” để giải quyết sự chuyển tiếp giữa các trang trở nên hấp dẫn, không nhàm chán, thô ráp cho người dùng.

Các bạn làm việc này phải có kiến thức và chuyên môn cực kỳ tốt về thiết kế đồ hoạ kiến thức nền tảng vững và xác định tốt các chuyển động cụ thể của thành phần thiết kế là vô cùng quan trọng.

Mướt và mượt

4/ Nhà nghiên cứu trải nghiệm (UX Researcher)

Mục tiêu: Thấu hiểu người dùng là mục tiêu tối thượng trong vị trí này

Họ làm gì: Đây là một trong những vị trí dường như không yêu cầu bằng cấp, nhưng đòi hỏi tư duy và khả năng đặt vấn đề, phân tích thông tin từ dữ liệu thu nhập từ người dùng thông qua các “Phương pháp nghiên cứu”.

Không ai muốn ra mắt sản phẩm và bị người dùng chê bai nó chỉ vì cung cấp những điều họ không thật sự cần, trong khi đội nhóm UX của bạn thì luôn đặt ra giả định, đặt thành kiến lên người dùng, rồi đến khi ra mắt thì họ có dùng sản phẩm đâu? Đó là lỗi về chuyên môn và là thất bại của sản phẩm.

“Đúng người, đúng lúc, đúng nhu cầu, đúng chỗ” là kim chỉ nam cho vai trò này

Bạn có nhận ra là UXR chứ không phải UXD không?

5/  Nhà thiết kế nội dung (UX Writer/UX Copy/Copywriter)

Mục tiêu: Định hình trải nghiệm “Bằng chữ Bằng nghĩa”

Họ làm gì: Đây là chức vụ dễ hình dung ra công việc nhất, khi sức mạnh của ngôn từ là điều khiến vai trò này chỗ nên vô cùng quan trọng.

Họ làm gì: Đối tượng đọc là ai, viết cho ai xem, nói cho ai nghe? dựa vào đó mà cố gắng giúp người đọc dễ hiểu, dễ nghe, dễ hàng động.

Người dùng vào Website của bạn là vì họ muốn đọc nội dung thông tin. Vậy, nội dung thông tin cấu thành của nó thì trước hết phải có chữ nghĩa, hình ảnh, video…

“Đăng ký ngay” hay “Đăng ký và nhận tin hằng tuần”???

“Nhập thông tin bắt buộc” hay “Bạn chưa thể gửi đi mà không điền ô đỏ được?”

“Có lỗi xảy ra” hay “Hmm, lỗi nhỏ thôi, cùng thử lại nào”

Rõ ràng, đơn giản, súc tính, nhất quán, chủ động là những yếu tố góp phần tạo ra trải nghiệm tốt hơn

Sức mạnh của ngôn từ

6/ Kỹ sư Trải nghiệm người dùng (UX Engineer) 

Mục tiêu: Tập trung vào câu hỏi thiết kế có trực quan và khả thi về mặt kỹ thuật hay không? Có code lên được hay không? Không được thì phải làm sao?

Họ làm gì: Có chuyên môn Code, và tư duy thiết kế sản phẩm. Đánh giá sơ bộ về tính khả thi, và làm ra sản phẩm dùng cuối.

🤨 Khả thi hay không ?

7/  Nhà quản lý quy trình thiết kế (UX Program Manager) 

Mục tiêu: Làm công tác quản lý, làm cây cầu thông tin cho các bên liên quan (Stakeholders) trong những án.

Họ làm gì: Kỹ năng quản lý dự án làm trụ cho vị trí này: Thiết lập mục tiêu, Lên kế hoạch triển khai, Phân bổ nguồn lực, Trình bày với stakeholder. PgM làm việc với nhiều bên như các anh/chị quản lý, nhà thiết kế và nhóm kỹ thuật để đảm bảo chất lượng cho dự án.

Cân bằng các nguồn lực

8/ Nhà thiết kế VR/AR  

Mục tiêu:  Thiết kế đổi mới nào cung cấp cho người dùng trải nghiệm sống động, không bị ràng buộc bởi các giới hạn của thế giới thực.

Họ làm gì: Tập trung vào các kỹ thuật cao để tạo ra những thiết kế mới đa chiều, nâng cao trải nghiệm cho người dùng của doanh nghiệp, tạo ra các trải nghiệm về các không gian mà ở thế giới thực không có.

Hiện tại vai trò này chưa được mở rộng ở các doanh nghiệp, nhưng sớm muộn vai trò VR/AR Designer sẽ được các doanh nghiệp lựa chọn để gia tăng trải nghiệm khi thị trường trải nghiệm trở nên bình thường hoá.

Tiềm năng tương lai AR/VR Desinger
 Bạn có thể đọc thêm bài viết của  anh Ngọc Hiếu bên Seedcom: https://ngochieu.com/vr-ar-design/

9/ Nhà thiết kế hội thoại (Conversation Designer)

Mục tiêu:  Làm sao người dùng cảm thấy thoải mái và nhận được câu trả lời hữu ích khi nhận phản hồi từ hệ thống máy móc?

Họ làm gì: Họ là những nhà thiết kế tổng hợp (Các bạn có thể đón xem bài viết các mô hình mà các UX Designer có thể theo đuổi ở đây) có kiến thức trên nhiều vai trò UX như: VisD, IxD, UXR để lên kế hoạch chi tiết, mạch lạc cho hệ thống khi nhận lệnh từ người dùng.

Họ tập trung vào thấu hiểu người dùng, lên kế hoạch, thiết kế giao diện động thông tin kết hợp với âm thanh thực tế, sống động đến người dùng.

Có thể nói người thiết kế hội thoại đang dần được săn đón trong làn sóng các công nghệ Chatbot, Trợ lý ảo đang được phát triển như hiện nay.

Tiềm năng tương lai
Conversation Design Guideline: https://developers.google.com/assistant/conversation-design/welcome#

Có thể thấy UX Design đang được phân chia cụ thể hơn nhiều vai trò, mỗi vai trò đều đòi hỏi những kiến thức cụ thể nhưng mục tiêu sau cùng của người làm Trải nghiệm luôn là đặt người dùng lên hàng đầu và trọng tâm của công việc, doanh nghiệp. Thấu hiểu rõ nhu cầu của người dùng, nghiên cứu về những tác động xung quanh người dùng, đối chiếu với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, 

Bạn có thể tham khảo một bài viết về lộ trình nghề nghiệp của một UXD, từ cách chọn lĩnh vực nào bắt đầu và con đường (Chuyên sâu, tổng hợp, Mô hình chữ T) để các bạn Beginner có thể dễ dàng hiểu và lựa chọn con đường phù hợp cho sự phát triển của mình.

Dưới đây là link Figma thể hiện tóm tắt những vai trò của một UX Designer, các bạn có thể sao chép ra để mỗi khi cần thì nghiên cứu lại bằng câu hỏi chính của các vai trò:

https://www.figma.com/file/WF7wjmh2OcFA9zCcBRB7GD/Academy?node-id=0%3A1

*Góc hữu ích cho bạn đọc:

[TRỞ THÀNH UX DESIGNER VỚI 6 BỘ KIẾN THỨC NỀN TẢNG VÀ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ]:

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp miễn phí lộ trình tự học UX Designer dành cho các đối tượng sau:

  1. Các bạn bắt đầu tìm hiểu về UX
  2. Các bạn làm UX muốn nâng cao kiến thức
  3. Các bạn thiết kế Graphic, UI muốn cải thiện tư duy UX

Đây là bước đầu tiên của chúng tôi trong lộ trình triển khai dự án “Hòm tài nguyên Trải Nghiệm” với các bộ sách trụ cột được tích luỹ và kiểm nghiệm thực tế từ các nguồn tài liệu trên thế giới. Mong anh chị thấy điều này là hữu ích.

Hãy đăng ký nhận ngay lộ trình kiến thức UX ở đường link bên dưới, bên cạnh đó anh chị cũng sẽ được tặng ngay 1 món quà ý nghĩa:

https://bit.ly/moduleux

Cảm ơn các bạn!

Tác giả

Nguyễn Vũ Nhật Hạo

Quá trình làm sản phẩm thì phải đòi hỏi thời gian, nhưng ở quy mô nào đi chăng nữa thì nó phải luôn giữ vai trò nòng cốt cho doanh nghiệp. Vì vậy mà tôi tin rằng sớm muộn thì lĩnh vực UX sẽ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

Các bài viết liên quan