Thành tố UX: Định hướng

định hướng ux

Đặt vấn đề 

“Nền tảng cốt lõi của UX là trợ giúp sử dụng để đạt được mục tiêu” 

Một khái niệm đơn giản gói gọn các thành phần quan trọng của UX. Suy cho cùng, mỗi sản phẩm đều hướng đến việc phục vụ con người (Human), khi Con người sử dụng sản phẩm, chúng ta có khái niệm về người dùng (User), một khi người sử dụng sản phẩm, sẽ tạo ra trải nghiệm. Làm UX không chỉ là thiết kế, mà còn là tư duy về trải nghiệm người dùng dưới một bức trang tổng thể bao gồm người dùng, sản phẩm và bối cảnh kinh doanh. Khởi đầu trong đó là việc định hướng UX – chủ đề chính của bài viết này.

Hệ thống định hướng UX 

Trên thực tế kinh doanh, sản phẩm được phân chia thành ba loại: sản phẩm vật lý (bàn, ghế, sách, …), sản phẩm số (ứng dụng đặt xe, đặt đồ ăn, đặt phòng, thương mại điện tử, …) và dịch vụ. Trong bài viết này, chúng ta tập vào định hướng UX của sản phẩm số (digital product). Hiện nay có vô số ứng dụng hoặc website ở nhiều dạng khác nhau với nhiều lĩnh vực. Nhìn nhận dưới góc độ hệ thống tổng thể, chúng ta có thể phân loại thành hai định hướng UX như sau: 
Định hướng Thông tin (Information). Chính tên gọi cũng đã thể hiện và bao hàm những đặc điểm về dạng này, đó là thông tin. Đây là dạng được dùng để trình bày các thông tin mà chúng ta muốn truyền tải đến với người dùng. Quan trọng là truyền đạt thông tin đó một cách hiệu quả nhất có thể. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy được hai nội hàm quan trọng cốt lõi về định hướng này.
Đầu tiên, đó là TRUYỀN ĐẠT đến người dùng. Nghĩa là các thông tin được trình bày phải chứa đựng những thông điệp, dù chủ động hay bị động, mà chúng ta muốn mang đến cho người dùng. Đây chính là điểm liên quan đến thương hiệu mà chúng ta cần phải truyền đạt một cách nhất quán và rõ ràng.
Thứ hai, tính HIỆU QUẢ. Cần giúp người dùng tiếp cận được các thông tin họ mong muốn trong thời gian nhanh nhất, với những điều hướng dễ dàng nhất. Hiểu một cách cơ bản, cần giúp họ biết được bạn đang cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì, như thế nào sẽ giúp bạn bán hàng tốt hơn. Và ngay cả khi họ xoay sở để tìm thấy những thông tin đó, họ vẫn có khả năng rút ra kết luận rằng nếu trang web của bạn khó dùng đến vậy, thì có lẽ công ty của bạn cũng vậy.
Một số đặc điểm về định hướng Thông tin (Information):
– Mục tiêu của Người dùng là cố gắng tìm hiểu và khám phá các thông tin trên Website, hành động chủ yếu của họ là quét và đọc.
– Tương tác thụ động hơn thông qua hình ảnh, bố cục và những đoạn văn bản dài.
– Người dùng thường duyệt qua một loạt trang trong một phiên lướt web.
– Các chỉ số đánh giá xem xét liên quan đến thành công của sản phẩm thường là về tỷ lệ nhấp chuột và giao dịch.
Ví dụ: website giới thiệu công ty, landing page khoá học, website portfolio cá nhân, ….

ux
Nguồn: Unsplash

Định hướng Chức năng (Functionality). Chủ yếu quan tâm đến các nhiệm vụ – các bước liên quan đến một quy trình và cách người dùng nghĩ về việc hoàn thành những nhiệm vụ đó. Cơ bản định hướng chức năng được xem như là một công cụ hoặc bộ công cụ mà người dùng sử dụng để hoàn thành một hoặc nhiều nhiệm vụ. Các giá trị được tạo ra dựa trên cách mà người dùng tương tác với hệ thống, cách mà hệ thống phản hồi người dùng. Tổng thể của một mục tiêu lớn mà người dùng đạt được (đặt được vé xe, đặt được chuyến xe, đặt được món hàng, …) sẽ là một quá trình kết hợp liên tục hoặc ngắt quãng của nhiều mục tiêu nhỏ (đọc bình luận/đánh giá, liên hệ tài xế, ….).
Một số đặc điểm về định hướng Chức năng (Functionality):
– Người dùng tập trung vào việc hoàn thành một công việc cụ thể.
– Tương tác tích cực hơn, thông qua những điều hướng đầu vào, biểu mẫu và nút điều khiển.
– Người dùng thường đi sâu vào các luồng trải nghiệm, thường là trên một trang, trong một thời gian nhất định.
– Các chỉ số đánh giá xem xét liên quan đến thành công của sản phẩm thường về mặt thời gian cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ và cả tỷ lệ rời bỏ.
Ví dụ: ứng dụng đặt vé máy bay, phần mềm quản lý thu chi cá nhân, ứng dụng đặt xe, …

ux
Nguồn: Unsplash

Dù có là định hướng Thông tin (Information) hay định hướng Chức năng (Functionality), điều cần phải hiểu rõ và tập trung vào đó chính là trải nghiệm của người dùng khi sử dụng sản phẩm. Giao tiếp hiệu quả là yếu tố then chốt trong sự thành công của sản phẩm của bạn. Bởi ngay cả khi sản phẩm của bạn là một ứng dụng (định hướng chức năng) mà mọi người có thể sử dụng để hoàn thành một số tác vụ nhất định (như mua vé máy bay hoặc quản lý tài khoản ngân hàng), thì điều này cũng vô nghĩa nếu như người dùng không thể nào tìm được cách hiểu ứng dụng bạn đang cố gắng giải quyết điều gì và mang đến những giá trị như thế nào cho họ. Chức năng mạnh mẽ nhất trên thế giới cũng sẽ phải chùn bước và thất bại nếu người dùng không thể tìm ra cách kích hoạt và sử dụng nó. 

Kết luận

Việc hiểu rõ người dùng và làm rõ những định hướng UX ban đầu sẽ hạn chế sự mơ hồ trong việc xây dựng sản phẩm số. Đó cũng là nền tảng vững chắc cho việc các công việc về sau. Cần phải luôn gắn chặt trải nghiệm người dùng xuyên suốt việc định hướng và xây dựng sản phẩm. Nói một cách đơn giản, nếu người dùng của bạn có trải nghiệm không tốt, họ sẽ không quay lại. Nếu họ có trải nghiệm ổn với sản phẩm của bạn nhưng lại có trải nghiệm tốt hơn với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thì họ sẽ quay lại với đối thủ cạnh tranh đó chứ không phải bạn. Các tính năng và chức năng luôn quan trọng, nhưng trải nghiệm người dùng có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đến lòng trung thành của khách hàng. Tất cả công nghệ tinh vi và thông điệp thương hiệu của bạn sẽ không mang những khách hàng đó quay lại lần thứ hai. Trải nghiệm người dùng tốt sẽ mang đến những người dùng trung thành và bạn không có nhiều cơ hội thứ hai để làm cho đúng. 

Sự phát triển bền vững luôn gắn liền với tư duy trải nghiệm người dùng bài bản. REBO Agency là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ giao diện và trải nghiệm người dùng tại Việt Nam. Chúng tôi đã có kinh nghiệm trên hàng trăm dự án để biết được điều gì là phù hợp đối với các doanh nghiệp Việt trong bối cảnh chuyển số. Bạn không cần làm nhiều. Bạn chỉ cần làm đúng mà thôi. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đưa ra cách thức thay đổi thiết kế UX tại doanh nghiệp.

Chiến lược gắn liền với thực thi. Việc thực thi gắn liền với sự gắn kết của nhân sự và kỹ năng làm việc định hướng trải nghiệm người dùng trong mọi ngõ ngách của doanh nghiệp. Khóa học Figma thực chiến là khoá học Rebo xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp luận và kinh nghiệm thực chiến triển khai hàng trăm dự án. Chúng tôi giúp các doanh nghiệp đào tạo đội ngũ nhân viên thành thạo và nắm vững nguyên tắc tư duy đối với trải nghiệm người dùng. Từ đó liên kết các mục tiêu của doanh nghiệp một cách chặt chẽ từ chiến lược đến thực thi. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Các bài viết liên quan