Nền tảng User Experience: UI Designer cần học những gì?

ui designer

Đặt vấn đề 

Theo thống kế, có đến 2,300 ứng dụng và 252,000 website ra đời hàng ngày. Con số không quá bất ngờ đối với sự bùng nổ của kỷ nguyên công nghệ thông tin như hiện nay. Đi cùng với sự bùng nổ đó chính là sự phát triển của nghề thiết kế giao diện (User Interface Design), sau đây xin được gọi tắt là UI Designer. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều sự mơ hồ và hiểu lầm phổ biến giữa UI và UX, hay giữa UI Designer và Graphic Designer, … Chúng tôi đã có một bài viết hệ thống về các công việc của UX Designer. Bài viết này trình bày một cách hệ thống về UI Designer – những nền tảng cần thiết để xây dựng chuyên môn vững chắc. 

Nền tảng cơ bản của UI Designer

Thiết kế giao diện người dùng (UI Design) là quá trình tạo ra giao diện người dùng để cải thiện trải nghiệm sử dụng của người dùng khi tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Một thiết kế UI tốt phải đảm bảo rằng sản phẩm của bạn dễ sử dụng, trực quan và hấp dẫn.

Bóc tách một cách cơ bản, gồm hai thành phần chính: Giao diện và Người dùng. 

Về Giao diện. Là màn hình thiết kế (đầu ra) được phối hợp, “hoà âm phối khí” bởi các thành phần thiết kế (đầu vào).

Các đầu vào bao gồm:

– Color: cách sử dụng và phối hợp các màu sắc với nhau. Màu sắc có thể khơi gợi các cảm xúc, từ đó giúp chúng ta truyền tải một cách chi tiết những ý đồ và mục đích trên sản phẩm của mình. 

– Typography: cách chọn các phông chữ phù hợp và sử dụng chúng một cách nhất quán để tạo ra một thiết kế rõ ràng và dễ đọc.

– Iconography: Biểu tượng có thể được sử dụng để giúp truyền đạt thông tin nhanh chóng và dễ dàng. Một bộ biểu tượng tốt phải nhất quán về mặt hình ảnh, trực quan và dễ hiểu.

– Layout: cách sắp xếp bố cục các thành phần thiết kế sao cho cân đối, hài hoà, nhất quán xuyên xuống các màn hình sao cho dễ dàng sử dụng và dễ dàng tiếp cận. 

ui

Các đầu ra bao gồm: 

Wireframe: khung sườn thô sơ về cách mà thiết kế sẽ được trình bày và thiết kế 

– Mockup: màn hình với đầy đủ các thành phần thiết kế 

– Prototyping: tạo ra các màn hình thiết kế có thể tương tác được nhằm kiểm nghiệm thử các cách dùng thực tế của sản phẩm 

Để thực hiện được quy trình chuyển đổi trên, không thể thiếu những công cụ chuyên dụng dành cho các UI Designers. Trên thị trường, công cụ phổ biến nhất hiện tại để thiết kế giao diện người dùng, đó là Figma. Ngoài ra còn có các công cụ khác như InVision, Adobe XD, hay Photoshop, … 

Như vậy, các nền tảng để tạo nên giao diện cho chúng ta định hướng để trang bị các kỹ năng cần thiết. Tiếp theo, thành phần quan trọng đối với UI Designer, đó chính là phần về người dùng. 

Chúng ta cần phải hiểu rõ rằng các thiết kế được tạo ra nhằm mục đích là phục vụ người dùng, chính vì vậy, nếu không có người dùng nào sử dụng sản phẩm, thì những thiết kế đẹp mắt, sáng tạo như thế nào cũng sẽ chẳng có ý nghĩa nào cả. 

Về Người dùng. Là những đối tượng sử dụng sản phẩm. Vì người dùng liên quan đến tính con người (Human), nên chúng ta cần phải nắm vững những yếu tố liên quan đến tâm lý học, cũng như là hành vi sử dụng.

Về nguyên tắc thiết kế. Là một tập hợp các nguyên tắc, quy tắc hoặc phương pháp luận giúp UI Designer tạo ra các thiết kế hiệu quả, thiết thực và đẹp mắt. Đây là những điểm kết nối quan trọng liên kết giữa UI và UX giúp tạo ra một sản phẩm có giá trị và định hướng trải nghiệm cao. Chính vì thế, UI Designer cần bổ sung thêm những nền tảng UX quan trọng trong quá trình phát triển chuyên môn về UI Design.

Các bóc tách trên phần nào hệ thống về những nền tảng cần thiết cho một UI Designer. Tuy nhiên, UI Designer chưa bao giờ là một công việc độc lập tác chiến. Để tạo ra một sản phẩm đúng nghĩa, UI Designer cần phải phối hợp với các vai trò khác như UX Designer, Project Manager, hay đặc biệt là các Developers. Chính vì vậy, điều cần thiết cần phải bổ sung cho mình những kỹ năng mềm liên quan đến giao tiếp, trao đổi, trình bày ý tưởng hay thậm chí là tranh luận, phản biện với các vai trò khác nhằm nâng cao hiệu quả công việc cá nhân lẫn tác động đến đầu ra của toàn bộ sản phẩm. Ngoài ra, sản phẩm truyền tải những giá trị và thông điệp của thương hiệu. Việc thấu hiểu những giá trị mềm của thương hiệu hay marketing để khéo léo truyền tải vào sản phẩm là kỹ năng bổ sung tuyệt vời của một UI Designer. 

Kết luận

Làm UI cũng là làm về UX. Dù là làm gì, vai trò như thế nào chúng ta đều cần phải đặt người dùng vào trung tâm cho mọi giải pháp mà chúng ta hướng đến. Chúng ta có thể trang bị nền tảng tốt, vững chắc nhưng không thể đạt hiệu quả khi thiếu tư duy về người dùng. Chính vì vậy, giao diện phải đi đôi với người dùng mới đạt được hiệu quả và đúng về bản chất. 

Kỹ năng nào cũng cần sự luyện tập và thực hành kiên trì. Tại Rebo có tổ chức khoá học Figma Thực Chiến nhằm giúp các nhà thiết kế hoặc nhân sự tại các công ty về tư duy và kỹ năng xây dựng sản phẩm. Tư duy nền tảng cùng với kỹ thuật nền tảng tạo nên tâm thế của một UI Designer. 

Rebo Agency với hàng trăm dự án, kinh nghiệm cùng với phương pháp luận được nghiên cứu kỹ càng là đơn vị mà các doanh nghiệp có thể trao niềm tin để cùng nhau xây dựng một bệ phóng kinh doanh vững vàng cho một doanh nghiệp dài hạn. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Các bài viết liên quan