Lĩnh vực thiết kế không ngừng phát triển. Luôn có kiến thức mới, công nghệ mới để theo đuổi. Mặc dù việc bắt đầu có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp với sự lan man, nhưng điều quan trọng cần nhớ là không có con đường duy nhất dẫn đến thành công trong sự nghiệp — nhưng có những phương pháp phù hợp có thể giúp chúng ta tìm thấy sự cân bằng và tự tin. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích:
1.Bắt đầu từ nền tảng
Chúng ta cần xác định đây là lĩnh vực có nhịp độ phát triển nhanh có thể khiến chúng ta cảm thấy choáng ngợp. Tự thân làm quen với các khái niệm, lý thuyết và hệ thống cơ bản như Material Design trước tiên (What) ; sau đó làm thế nào (How) và câu hỏi tại sao (Why) đằng sau những điều cơ bản.
Những điều này không chỉ giúp chúng ta thiết lập các tiêu chuẩn vững chắc trong công việc hiện tại mà con giúp chúng ta nhanh chóng nắm bắt các công cụ, xu hướng và công nghệ mới sẽ tác động đến những gì chúng ta làm trong tương lai.
“Understanding how line, color, texture, shape, form, value, and space work together is useful if you want to develop an eye for good design, and necessary in helping you become a better designer.”
Dẫn nguồn: FAQ: Tips and Tools for Getting Started in User Experience Design (aka UX) by Fiona Yeung, Interaction Designer
2.Cố vấn bạn tin tưởng
Một cách siêu thông minh để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực thiết kế là học hỏi từ những người đã định hướng con đường trước bạn. Chọn người mà bạn tin tưởng chia sẻ công việc của họ về mọi thứ, từ portfolio, từ cách chọn nguồn, đến việc rũ bỏ “cái tôi nhà thiết kế” của bạn, có thể là vô giá khi bạn rèn giũa con đường của riêng mình.
“Hãy tìm một người cố vấn cao hơn bạn về mặt kinh nghiệm, một người mà bạn có thể noi theo. Và bạn cũng nên tìm một người cố vấn ở cấp độ cao hơn bạn nhiều. Bạn sẽ ngạc nhiên về mức độ cởi mở của mọi người trong việc đưa ra lời khuyên và tư vấn. Đừng ngại hỏi, bạn sẽ không mất gì cả ”.
Dẫn nguồn: Tips for Starting or Growing Your Career as a UX Designer by Cinthya Mohr, UX Manager
3.Hãy suy nghĩ như một doanh nhân
“Designer can do more than move pixels on the screen. A designer can design a company to have fewer part” – Brian chesky
Bạn không thể làm ra sản phẩm tốt nếu như không thể kể câu chuyện về nó. Hiểu biết về sản phẩm của bạn sẽ rất quan trọng. Hãy thiết kế trên tư duy tiếp thị phù hợp với mục tiêu của công ty. Hãy chiến lược khi xác định số liệu; bạn muốn có thể chỉ ra tác động tích cực mà thiết kế của bạn có thể mang lại, với kết quả có thể theo dõi và đo lường. Hãy làm ra một sản phẩm mà bạn tự tin có thể để tên mình lên đó và nhớ là chỉ ship khi nào cảm thấy hài lòng nhất.
“To set yourself up for a successful UX career, you need to shift your mindset from that of a product designer to a product owner by embracing the business side of design.”
Dẫn nguồn: How to Have a Successful UX Career at Google (Or Anywhere Else) by Jhilmil Jain, (former) UX Director
4.Hoà hợp với người khác
Khi mài giũa các kỹ năng kỹ thuật của bạn, đừng quên tập trung và tinh chỉnh nội tại của bạn. Cách mà bạn nhìn và tương tác với thế giới, bao gồm bất kỳ đặc điểm “phi kỹ thuật” nào mà bạn có thể đem vào cho sự nghiệp UX của mình.
“…việc làm trung lưu mới đòi hỏi chúng ta phải giao tiếp với những người khác một cách thân mật và tình cả, bởi chính sự giao tiếp thân mật và tình cảm là cái không thể cho thuê làm bên ngoài hay tự động hoá được” – Thomas Friedman (Thế Giới Phẳng)
5.Chủ động
Chúng ta không nền ngần ngại chủ động hỏi để được hỗ trợ. Có được các quan điểm, góc nhìn sẽ rất quan trọng khi tìm cách làm rõ mọi thứ, từ các ý tưởng khô khan, đến tính logic của sản phẩm, đến thẩm mỹ của thiết kế.
Chúng tôi coi sự chủ động là vô cùng quan trọng. Đây không phải lời khuyên cho người hướng nội hãy nên hướng ngoại. Mà là hãy tiếp cận vấn đề xuất phát từ giao tiếp, từ việc muốn kiểm soát mọi thứ được hiệu quả, còn cách nào để lại thông tin là một kỹ năng cần trui rèn.
6. Thực hành
Chúng tôi tin rằng thực hành làm cho thiết kế trở nên hoàn hảo. Chúng tôi khuyến khích mọi người luyện tập thường xuyên, tìm kiếm phản hồi và học từ những sai lầm của mình. Bằng cách tham gia vào dự án và liên tục hoàn thiện kỹ năng của mình, người tham dự có thể cải thiện tay nghề của mình và đạt được trình độ chuyên môn mong muốn. Và chỉ có cơ hội triển khai dự án trên một workflow đều đặn thì mới giúp chúng ta tốt hơn và tự tin hơn.
7.Làm mọi thứ để thay đổi mọi thứ
Thay đổi là không thể tránh khỏi—đặc biệt là trong một ngành linh hoạt như UX—nhưng việc thiết lập mức độ nhất quán là có thể. Nhất quán trong phương pháp học cái mới. Tâm niệm rằng sự tò mò và đam mê thì quan trọng hơn là trí thông minh.
“Thế giới của chúng ta tương tự như ngành thiết kế ở chỗ, bất kể chúng ta có làm gì hay không, nó luôn ở trong trạng thái thay đổi. Cho dù chúng ta có thức dậy vào ngày mai hay không, thế giới sẽ tiếp tục thay đổi.”
Dẫn nguồn: https://medium.com/google-design/astronauts-bees-and-sofas-lessons-for-those-starting-a-career-in-design-85a010840f7b