1. Mô tả
WeSport là nền tảng đặt sân thể thao giúp kết nối những người chơi thể thao với các đơn vị cung cấp sân thể thao. Sản phẩm tập trung phát triển dựa trên khả năng nghiên cứu về trải nghiệm người dùng (UX – User Experience) và giao diện người dùng (UI – User Interface). Thiết kế UX/UI đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tính ứng dụng của WeSport. WeSport là đơn vị tiên phong và đi đầu trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Hiện tại, WeSport đã kết nối được hơn 20 đơn vị cung cấp sân thể thao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực thể thao WeSport tập trung vào là những lĩnh vực rất phổ biến tại Việt Nam, cụ thể là bóng đá, bóng rổ, cầu lông và tennis. Được ví như Grab, Uber, hay Airbnb của ngành thể thao phong trào, WeSport với sứ mệnh tạo ra một phương thức kết nối hiệu quả, bình đẳng và mang đến những giá trị gia tăng cho người dùng. Đồng thời, tối ưu và áp dụng công nghệ vào phương thức quản lý sân truyền thống hiện tại.
2. Đặt vấn đề
Đối với bất kỳ nền tảng nào, cũng đều phải đối mặt với câu chuyện con gà và quả trứng. Câu chuyện về người dùng luôn là những chủ đề của bất kỳ business nào. Ban đầu WeSport đã chọn tiếp cận các đơn vị cung cấp sân thể thao trước bằng chiến lược bán hàng của đội ngũ Sale và Marketing. Tiếp đến, WeSport tiếp cận người dùng thông qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội (chủ yếu) để thu hút người dùng. Các chỉ số về người dùng download ứng dụng đều rất tốt. Tuy nhiên, đó chỉ là một chỉ số gây ảo giác của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Những chỉ số như số lượng người dùng download ứng dụng, số lượng người dùng vào ứng dụng, … tạo ảo giác về sự tích cực của sản phẩm. Vấn đề của WeSport là chưa tạo được bất kỳ giao dịch có GIÁ TRỊ trên nền tảng giữa người dùng (người chơi thể thao) và đơn vị cung cấp sân thể thao.
Rebo xác định giao dịch có GIÁ TRỊ ở đây chính là một booking được hoàn thành của người dùng trong toàn bộ hành trình của họ (UJM – User Journey Map).
Dựa trên dữ liệu từ hơn 1000 users đang có sẵn trên hệ thống, Rebo xác định cần phải tập trung trả lời cho bằng được các câu hỏi rất cụ thể và trọng tâm vào tính dùng của ứng dụng
- Số lượng người dùng thật sự sử dụng tính năng Filter – tính năng được cho là hữu ích với người dùng (chủ quan từ các stakeholders)?
- Số lượng người dùng active hàng tháng?
- Thời gian từ lúc người dùng tải ứng dụng đến lần booking đầu tiên là bao lâu?
- Số lượng người dùng dừng lại ở quy trình thanh toán cuối cùng? Và vì sao?
- Số lượng người dùng thực hiện booking (giao dịch có GIÁ TRỊ) trên 2 lần? Và ngược lại?
- Màn hình nào là màn hình người dùng ở lại lâu nhất?
- Số lượng người dùng sử dụng tính năng mời bạn bè – tính năng mang tính Scale up của ứng dụng?
3. Khung mô hình thiết kế UX/UI
Rebo sử dụng phương thức Lean Design để cùng WeSport giải quyết các vấn đề về sản phẩm.
Có hai lý do để Rebo áp dụng phương thức này
- Đầu tiên, sẽ không phù hợp nếu áp dụng các phương pháp về nghiên cứu trên số lượng lớn người dùng. Điều này sẽ tốn thời gian và chi phí rất nhiều. Và WeSport vẫn đang trong giai đoạn khởi nghiệp
- Thứ hai, đây là một sản phẩm mới trên thị trường. Cần phải kiểm chứng các giả thuyết, học hỏi liên tục và đáp ứng nhanh nhất trên số lượng người dùng nhất định thông qua Sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP – Minimum Variable Product). Từ đó, tìm được chức năng người dùng thật sự cần và phát triển hoàn thiện về sau
4. Bộ nhận diện thiết kế UX/UI
Sau khi giải quyết câu chuyện về người dùng, cách dùng, và các chức năng trọng yêu có trên ứng dụng. Tiếp sau đó là giai đoạn tiến hành đưa các ý tưởng thành sản phẩm thực tế thông qua quy trình thực thi thiết kế UX/UI. Những điểm cần lưu ý là bộ nhận diện thiết kế (hình bên dưới)
5. Mockups
Dựa trên những thông tin đã chốt hạ ở các phase trước. Đội ngũ Rebo bắt tay vào việc thực hiện thiết kế UX/UI
6. Đúc kết sau dự án
– Văn hoá đặt sân truyền thống thông qua điện thoại đã là một hành vi mặc định của rất nhiều người dùng. Chính vì vậy, cần phải hướng dẫn và thay đổi hành vi người dùng dần dần. Không thể thay đổi ngay từ điện thoại sang một ứng dụng ngay tức thì. Cần phải có sự tham gia của các đơn vị chủ sân, quản lý vào mỗi booking đầu tiên của người dùng.
– Đa số (hơn 76%) người dùng ưu thích sử dụng tiền mặt để thanh toán tại sân. Không phải do người dùng chậm chạp so với thời đại mà là do văn hoá thanh toán theo đội nhóm tại sân thay vì thanh toán một số tiền lớn (400.000 VNĐ) trước khi trận đấu diễn ra
– Người chơi thể thao có xu hướng chọn sân thể thao theo địa điểm trước các ưu tiên khác như giờ, giá tiền
– Việc sử dụng ứng dụng phụ thuộc vào người đội trường (hay còn gọi là người cáp kèo theo ngôn ngữ phong trào). Chính vì vậy, cần tập trung vào xác định WHO NEED, WHO KNOW, và WHO USE